Sức đề kháng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khá yếu nên thường dễ mắc bệnh cảm thông thường khi thời tiết thay đổi. Lúc này, các mẹ sẽ khá lo lắng và sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh để nhanh chóng dập tắt cơn ho. Tuy nhiên, việc dùng thuốc ho cho trẻ sơ sinh như vậy có an toàn hay không? Ngoài cách dùng thuốc, liệu có mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh nào hiệu quả? Cùng Mebauvabe tìm hiểu các mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh
Ho là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang phản ứng lại với sự tác động của môi trường bên ngoài. Ho giúp ngăn chặn sự xâm nhập của dị vật hay virus vào cơ thể bé. Các mẹ đừng vội lo lắng cũng như tự ý dùng thuốc ho hay siro ho cho bé nhé. Hãy tìm hiểu trước các nguyên nhân để từ đó có thể biết được tình trạng ho của con.
Có thể bạn quan tâm:
Cảm lạnh
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên bé có thể cảm lạnh đến 6 lần trước khi được 1 tuổi. Cách nhận biết bé cảm lạnh đó là ho khan kèm theo nghẹt mũi. Ba mẹ nên theo dõi tình trạng này của bé để xem con có chảy nước mũi và sốt vào buổi tốt hay không nhé. Triệu chứng này sẽ tự hết nhưng nếu các mẹ thấy bé sốt cao và mệt mỏi thì nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Cách nhận biết tình trạng này đó là thanh quản và khí quản của trẻ sẽ sưng to, đường ống dẫn khí sẽ hẹp hơn. Trẻ lúc này sẽ khó thở và ho nhiều từ 12 đến 48 giờ sau cơn ho đầu tiên. Vào buổi tối tình trạng này sẽ nặng hơn do thời tiết có phần mát mẻ, khiến bé cảm thấy lạnh. Các mẹ có thể theo dõi tình trạng của con trong vòng 48 giờ, nếu không hết hay xuất hiện tình trạng môi bị xanh, tím thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhé.
Viêm phế quản
Tình trạng ho xảy ra ở trẻ sơ sinh thông thường do virus gây ra. Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên nếu không kịp thời chữa trị sẽ rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết ho do viêm phế quản đó là bé khó thở và ho nhiều về đêm. Ba mẹ thường lầm tưởng con bị hen suyễn nhưng bệnh lý viêm phế quản chỉ phát triển mạnh vào mùa thu, mùa đông, kèm theo việc chán ăn và có sốt nhẹ. Bệnh lý này khá nguy hiểm nên các mẹ không tự ý chữa trị tại nhà mà hãy đưa bé đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Hóc dị vật
Trong khi chơi, những chi tiết nhỏ của đồ chơi có thể vô tình rơi vào miệng của bé. Trẻ sơ sinh chưa thể tự mình nhận biết cũng như xử lý khi hóc dị vật. Các bé gặp tình trạng này thông thường sẽ phát ra tiếng ho nhỏ và thở dốc. Sắc mặt của bé sẽ xanh xao hơn và bé sẽ trở nên im lặng hơn. Để xử lý thì ba mẹ có thể vỗ lưng và ấn vào vùng thượng vị cho đến khi bé dần tỉnh táo. Tuy nhiên, để kịp thời xử lý dị vật thì ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay nhé.
Nguy hiểm khi tự ý dùng thuốc ho hay siro ho cho trẻ sơ sinh
Ho chỉ là triệu chứng ngắn hạn và không phải là bệnh nếu ho thông thường. Vì thế, việc tìm ra nguyên nhân để điều trị là cần thiết hơn việc tìm cách cắt cơn ho. Đa phần ba mẹ hiện nay thường lo lắng khi trẻ bị ho và tự ý sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh để mong tình trạng này sớm kết thúc.
Siro ho hay thuốc ho cho trẻ sơ sinh chỉ có tác dụng làm giảm kích thích và không có tác dụng chữa bệnh hay ngăn ngừa các biến chứng do bệnh ho gây ra. Tuy nhiên, nếu lạm dụng siro ho cho trẻ sơ sinh thì bé sẽ có nguy cơ dị ứng và ngộ độc do thành phần của thuốc gây ra.
Một số loại thuốc ho cho trẻ sơ sinh có chứa chất kháng histamin, chất này sẽ ức chế thần kinh để ngăn ngừa các cơn ho. Có thể thấy nếu mẹ cho bé sử dụng siro không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ đấy nhé. Trong trường hợp muốn dùng siro ho để bé ngủ ngon hơn thì ba mẹ nên tìm bác sĩ để tư vấn trước.
Cách sử dụng thuốc ho cho trẻ đúng chuẩn
Bố mẹ có thể mua các loại thuốc ho tiêu đờm hay thuốc ho cho trẻ sơ sinh, mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là những loại thuốc này đều an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ cần biết cách sử dụng thuốc ho đúng cách để đảm bảo an toàn cho bé.
Tìm hiểu và đọc kỹ tất cả các thành phần trên nhãn thuốc. Lưu ý các hướng dẫn đặc biệt, chẳng hạn như các loại thực phẩm hoặc hoạt động mà trẻ nên tránh khi dùng thuốc. Hãy đảm bảo rằng tất cả những người chăm sóc trẻ biết rõ loại thuốc đang dùng và liều lượng như thế nào.
Bảo quản thuốc trong bao bì gốc của chúng để theo dõi các thông tin quan trọng và ngày hết hạn. Nên cất giữ các loại thuốc ở nơi ngoài tầm nhìn và tầm với của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nên để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát sẽ đảm bảo tác dụng của nó được duy trì trước ngày hết hạn.
Bố mẹ không nên nghĩ ho là bệnh lý bình thường mà tự chữa trị ở nhà quá lâu. Nếu theo dõi trẻ dùng thuốc không kê đơn trong vài ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm và có xu hướng trở nặng hơn, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám.
Những lưu ý khi dùng thuốc ho hay siro cho trẻ sơ sinh
Chắc hẳn sẽ có nhiều mẹ thắc mắc khi bé dùng thuốc ho nên lưu ý gì đúng không nào? Không cho trẻ sơ sinh dùng thuốc ho có các thành phần như chất kháng histamin, thông mũi nếu bác sĩ chưa chỉ định.
Lý do là vì tác dụng phụ của các chất này khá nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Khi sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên cẩn thận và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì rất có thể các thành phần của siro sẽ không thích ứng với thuốc bé đang dùng.
Cụ thể một số loại siro chứa paracetamol, ibuprofen có công dụng giảm sốt khi ho. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thuốc ho cho trẻ sơ sinh thì mẹ sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến chức năng gan của bé.
Tiêu chí chọn mua thuốc ho cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Khi bé bị ho, bố mẹ luôn lo lắng và băn khoăn không biết mua loại thuốc ho nào hiệu quả, an toàn. Sau đây là 5 tiêu chí để chọn thuốc, siro ho cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tốt nhất.
Thành phần tự nhiên, lành tính
Bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại thuốc có thành phần thảo dược, nguồn gốc thiên nhiên. Thành phần này sẽ lành tính hơn và ít khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Hạn chế sử dụng thuốc chứa thành phần kháng sinh, thành phần tân dược dextromethorphan, codein, cồn và chất tạo màu. Các thành phần này tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh như:
Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi.
Dextromethorphan sử dụng liều cao có thể ức chế thần kinh trung ương của bé. Thành phần này chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Codein là chất được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào. Vì chất này có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài hoặc có thể gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều.
Cồn và chất tạo màu có thể gây ngộ độc đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Nguồn gốc và hạn sử dụng rõ ràng
Phụ huynh nên chọn các loại thuốc trị ho có tên tuổi, do các hãng dược nổi tiếng, uy tín sản xuất, có đầy đủ thông tin thành phần, công dụng và thời hạn sử dụng dài. Tránh mua các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Chọn thuốc có dạng bào chế tiện lợi
Bố mẹ nên ưu tiên thuốc dạng siro thay vì dạng viên nén, dạng bột cho trẻ sơ sinh. Vì siro vừa giúp bé dễ hợp tác uống thuốc, vừa tiết kiệm thời gian bón thuốc. Ngoài ra, phụ huynh nên chọn những loại siro ho đi kèm cốc định lượng hoặc đã chia gói/túi lẻ sẵn để xác định chuẩn liều lượng cần dùng cho bé.
Chọn thuốc ho có hương vị dễ uống
Nên chọn loại thuốc ho dễ uống cho bé, có hương thơm nhẹ, vị dịu ngọt, giúp trẻ dễ uống thuốc hơn. Tránh mua các loại thuốc có vị đắng, mùi hắc vì trẻ có thể sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn uống.
Dễ dàng tìm mua được
Phụ huynh nên lựa chọn các loại thuốc ho dễ tìm ở các nhà thuốc hoặc kênh bán hàng chính hãng online để có thể kịp thời mua về trị ho cho bé.
Một số loại thuốc ho, siro ho phổ biến uy tín trên thị trường mà bố mẹ có thể tham khảo như sau:
- Fitobimbi Broncamil – Siro ho tiêu đờm cho trẻ sơ sinh;
- Fitobimbi Propoli – Siro giảm ho cho trẻ sơ sinh;
- Fitobimbi TussiFlux Junior – Siro ho cảm;
- Xịt họng của Golanil Junior;
- HoAstex – Siro ho cho trẻ;
- Prospan – Siro ho cho trẻ;
- Phế Đan – Siro chữa ho cho bé sơ sinh;
- Nhi – Siro cảm cúm cho trẻ sơ sinh.
Khi nào nên đưa bé đi khám?
Ba mẹ cũng cần theo dõi, nếu bé có các dấu hiệu sau thì cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
- Trẻ xuất hiện tình trạng môi bị xanh, tím
- Bé bỏ bú hoặc bú í
- Trẻ ngủ li bì, ho nhiều và xảy ra co giật, sốt cao;
- Trẻ ho và cảm thấy khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường;
- Bé ho ra máu hoặc có đờm trong thời gian dài và nôn ra chất dịch có màu kèm mùi hôi.
- Trẻ ho nhiều và liên tục trong 7 ngày không thuyên giảm kèm theo sụt cân và đổ mồ hôi nhiều;
Trước khi quyết định sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về liều lượng, cách dùng để phù hợp tình trạng ho của con. Không nên quá lạm dụng thuốc sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Hy vọng các mẹ đã có thêm thông tin về bệnh lý ho, lưu ý khi dùng siro ho cũng như biết thêm các loại thuốc ho phổ biến. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng siro ho cho bé, nếu mẹ có thắc mắc hãy gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. Mebauvabe sẽ giải đáp chi tiết cho phụ huynh để an tâm hơn khi sử dụng thuốc cho con trẻ.