Free Porn
xbporn

.rll-youtube-player,[data-lazy-src]{display:none!important}
Trang chủ Sổ tay của mẹ Trẻ sơ sinh có dùng siro ho được không? Lưu ý khi...

Trẻ sơ sinh có dùng siro ho được không? Lưu ý khi dùng

Ho là một trong những triệu chứng khó chịu nhất của các bệnh lý ở trẻ em. Cơn ho không chỉ khiến trẻ thức cả đêm, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú mà còn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, dùng thuốc ho cho trẻ sơ sinh cũng đòi hỏi thận trọng và đúng mục đích để kiểm soát ho tốt nhất. Vì thị trường có nhiều loại thuốc ho em bé khác nhau, các bậc cha mẹ thường băn khoăn liệu phương pháp điều trị nào sẽ hiệu quả và là an toàn để làm dịu cơn ho cho con và liệu trẻ sơ sinh có dùng siro ho được không?

Cảnh báo về thuốc ho cho trẻ sơ sinh, em bé

Thuốc giúp giảm ho (thuốc trị ho) thường bao gồm một hoặc nhiều thành phần sau:

  • Benadryl (một loại thuốc kháng histamine)
  • Dextromethorphan (thuốc ức chế ho trong siro trị ho)
  • Codeine hoặc hydrocodone (thuốc giảm ho có chất gây mê)

Có thể bạn quan tâm:

Bên cạnh đó, các siro ho và cảm lạnh có nhiều triệu chứng có thể chứa chất làm thông mũi, long đờm hoặc giảm đau và hạ sốt. Một số loại siro ho cũng có thể chứa cồn.

Vì vậy, các cảnh báo về siro ho cho bé và cảm lạnh thông thường luôn nêu rõ rằng sản phẩm không được dùng cho trẻ em dưới bốn tuổi. Chính cha mẹ không nên cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh uống thuốc trị ho và cảm lạnh dành cho trẻ lớn hơn. Nếu con là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay tất cả trẻ dưới hai tuổi nói chung, không bao giờ cho chúng uống các sản phẩm trị ho và cảm lạnh với thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Các loại thuốc ho cho trẻ sơ sinh được sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ
Các loại thuốc ho cho trẻ sơ sinh được sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ

Nền tảng của những khuyến cáo này là do các loại thuốc này thường không được nghiên cứu ở trẻ em. Thay vào đó, chúng chủ yếu được nghiên cứu ở người lớn và những kết quả đó sau đó được áp dụng cho trẻ em, nhưng thường khu trú ở nhóm trẻ lớn. Tuy nhiên, không rõ là người lớn và trẻ em sẽ phản ứng với những loại thuốc này theo cách giống nhau. Ngay cả ở người lớn, bằng chứng cho thấy thuốc ho và cảm lạnh cũng không có tác dụng giống nhau trên toàn bộ các cá nhân cùng dùng thuốc.

Trẻ sơ sinh có dùng siro ho được không? Các lưu ý

Khi trẻ bị ho hay có các triệu chứng nghi ngờ cảm lạnh, cha mẹ cần lưu ý các điều sau đây đối với việc sử dụng thuốc cho trẻ:

  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng thuốc thích hợp, chẳng hạn như acetaminophen. Không sử dụng ibuprofen cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoặc nếu trẻ bị nôn mửa hoặc mất nước. Không sử dụng aspirin với bất kỳ trẻ em nào vì có nguy cơ mắc hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.
  • Không sử dụng thuốc cảm và ho ở trẻ em dưới 4 tuổi trừ khi được bác sĩ chỉ định.
  • Không bao giờ cho trẻ em uống thuốc của người lớn. Chỉ sử dụng các loại thuốc được thiết kế cho trẻ em.
  • Không bao giờ sử dụng thuốc cảm hoặc ho nếu trẻ dùng các loại thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn khác, trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ trước.
  • Cẩn thận làm theo hướng dẫn về liều lượng trên hộp.
  • Sử dụng thìa đo, ống nhỏ giọt hoặc cốc định lượng kèm theo khi dùng siro ho cho trẻ.
  • Đưa trẻ đến bác sĩ nếu các triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện trong vài ngày.

Thuốc ho cho trẻ sơ sinh cần được sử dụng đúng liều lượng
Thuốc ho cho trẻ sơ sinh cần được sử dụng đúng liều lượng

Thuốc ho cho trẻ sơ sinh cần được sử dụng đúng liều lượng

Làm sao để sử dụng thuốc ho cho trẻ đúng cách?

Cha mẹ có thể mua thuốc không kê đơn cho con mình như các loại thuốc ho tiêu đờm hay thuốc ho em bé, mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là những loại thuốc này vô hại. Nếu dùng sai cách, chúng có thể khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn và thậm chí có thể gây hại. Vì vậy, cần biết sử dụng thuốc ho cho trẻ đúng cách để đảm bảo rằng bản thân đang cho con mình dùng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn một cách an toàn:

  • Học cách đọc và hiểu tất cả các phần trên nhãn thông tin về thuốc của thuốc.
  • Hãy tìm một loại thuốc chỉ điều trị các triệu chứng mà trẻ mắc phải. Ví dụ: nếu trẻ chỉ bị sổ mũi, đừng chọn một loại thuốc trị đau đầu và sốt; tương tự, nếu trẻ chỉ ho đàm, chỉ cho trẻ uống thuốc ho có đờm.
  • Đọc kỹ nhãn thuốc. Lưu ý bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào, chẳng hạn như các loại thực phẩm hoặc hoạt động mà trẻ nên tránh khi dùng thuốc.
  • Hãy đảm bảo rằng tất cả những người chăm sóc trẻ (chẳng hạn như cô bảo mẫu, người trông trẻ hay các thành viên trong gia đình khác) biết trẻ đang dùng loại thuốc gì và khi nào thì nên cho trẻ uống.
  • Bảo quản thuốc trong bao bì gốc của chúng để theo dõi các nhãn quan trọng và ngày hết hạn.
  • Nên cất giữ tất cả các loại thuốc ở nơi cao và xa, ngoài tầm nhìn và tầm với của trẻ nhỏ.
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Điều này sẽ giúp ngăn chúng trở nên kém hiệu quả hơn trước ngày hết hạn. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc tủ phòng tắm, những nơi thường nóng và ẩm ướt.
  • Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn.
  • Đừng trì hoãn giữ con ở nhà quá lâu. Bởi khi dùng thuốc đúng cách, các triệu chứng cảm lạnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và thuốc không kê đơn chỉ dùng trong thời gian ngắn. Nếu trẻ đã dùng thuốc không kê đơn trong vài ngày và các triệu chứng của trẻ dường như trở nên tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc ho hoặc cảm lạnh chỉ để khiến trẻ buồn ngủ. Đây là tác dụng phụ của một số thành phần, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, trong thuốc ho và cảm lạnh. Nếu trẻ khó đi vào giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ về những việc khác mà cha mẹ có thể làm để giúp con ngủ ngon hơn.

Làm sao để sử dụng thuốc ho cho trẻ đúng cách?
Làm sao để sử dụng thuốc ho cho trẻ đúng cách?

Có thể bạn quan tâm:

Tóm lại, siro ho, thuốc ho em bé được trình bày đa dạng trong các nhà thuốc. Tuy nhiên, để tự điều trị tại nhà cho con đạt hiệu quả cao, cần có những hiểu biết nhất định khi lựa chọn và sử dụng thuốc ho có đờm, thuốc ho không có đờm hay thuốc ho cho trẻ sơ sinh nói riêng. Trong trường hợp trẻ bị ho và khó thở, ho không ngừng, ho và sốt cao, trẻ ho nhiều hoặc không thuyên giảm sau 5 đến 7 ngày, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa sớm để được điều trị chuyên khoa.

Đọc nhiều nhất